Định nghĩa
Trong môi trường Digital Marketing, brand safety được coi là một tool và chiến thuật đảm bảo online ad không xuất hiện ở những bối cảnh có thể huỷ hoại toàn bộ danh tiếng của brand. Thực thế, điều này có nghĩa là tránh đặt quảng cáo ở gần những nơi có content không phù hợp. Ví dụ: tội phạm, khủng bố, thuốc lá, chất kích thích, …
Những mối đe doạ gây ảnh hưởng tới an toàn thương hiệu (brand safety)
1. Không sử dụng bộ lọc brand safety
Với những brand không sử dụng brand safety, thường nhãn hàng/agency chỉ chọn target về độ tuổi, giới tính, vùng miền… mà bỏ qua ngữ cảnh hiển thị quảng cáo. Khi đó, quảng cáo có thể sẽ xuất hiện ở cả những nơi có nội dung liên quan đến sex, chính trị, tai nạn, …
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của brand đồng thời làm giảm hiệu quả với chi phí quảng cáo mà advertiser đã bỏ ra.
2. Tin tức giả
Hiểu biết về ngữ cảnh đóng vai trò lớn khi doanh thu và danh tiếng phụ thuộc vào chất lượng của vị trí quảng cáo.
Về vấn đề tin tức giả, đầu tiên, advertiser có khả năng đang tài trợ cho 1 ai đó để tham gia lừa đảo. Sử dụng những tiêu đề kích thích để thu hút click của user thông qua social media. Nếu advertiser không để ý đến vị trí quảng cáo, vậy thì quảng cáo sẽ có khả năng nằm ngay cạnh những bài báo cáo buộc hoặc có nội dung xấu.
3. Trang web cực đoan
Hiện nay, có một số người xem quảng cáo trên những trang web cực đoan. Và ác mộng của marketer chính là tìm thấy thương hiệu của họ có sự liên kết với những trang web tiêu cực này.
4. Bot traffic
Gian lận click là một mối nguy lớn ảnh hưởng đến brand safety. Thực tế, bot xấu chiếm 21,8% tổng traffic trong năm 2017.
Bot xấu gây ra nhiều vấn đề cho brand của advertiser. Nhưng chủ yếu là đe doạ ROI và số liệu chuyển đổi. Tin tốt ở đây là bot traffic đã giảm từ năm 2014 nhờ sự phát triển của công nghê.
Tại sao nó xảy ra?
Publisher thường ưu tiên cung cấp premium inventory cho advertiser. Với vị trí an toàn hơn cho quảng cáo, đi kèm với giá tiền cao hơn. Điểm chung ở đây chính là “giá tiền đi kèm chất lượng” – giá thầu của advertiser càng thấp, rủi ro cho vị trí quảng cáo sẽ càng cao.
Hiện nay, cả brand và publisher đang dần hướng về môi trường digital marketing được kiểm soát. Bao gồm PMP và direct deals.
Cách để bảo vệ brand
- Ưu tiên sự minh bạch.
- Lựa chọn những premium inventory.
- Tránh những publisher trong danh sách đen.
- Sử dụng insight để giám sát campaign trong thời gian thực.
- Lựa chọn những nhà cung cấp programmatic có uy tín.
Những vấn đề hay gặp khi chạy brand safety tại Việt Nam
Ngay sau khi mua advertiser/agency mua dịch vụ brand safety, advertiser/agency sẽ cung cấp cho publisher danh sách các từ khoá nhạy cảm, mà advertiser/agency không muốn quáng cáo của mình xuất hiện gần.
Ví dụ: các từ tục, liên quan đến sex, chính trị, bạo lực, …
Nhưng nếu không được tư vấn cẩn thận, advertiser/agency có thể sẽ bị mất inventory, giảm độ reach của campaign vì filter quá tay.
Ví dụ: “vòng 1”, “vòng 3”, “Trung Quốc”, …
Với những hệ thống brand safety kém thông minh sẽ lọc cả những bài có nội dung liên quan đến cuộc thi hoa hậu, các gameshow, … (Đều có các từ như vòng 1, vòng 2, vòng 3 nhưng không ám chỉ số đo cơ thể).
Vì vậy mà khi advertiser/agency khi hợp tác vs Admicro, chúng tôi sẽ đưa ra những chú ý cụ thể khi thực hiện brand safety vào campaign cho ngôn ngữ Việt Nam.
So sánh các nhà cung cấp dịch vụ brand safety với Admicro
Features | Admicro | Other vendors | |
1 | Filter Keywords in url | yes | yes |
2 | Filter Keywords in the article | yes | maybe |
3 | Contextual understood | yes | maybe |
4 | Real-time scan | yes | no |
5 | Image filter | yes | no |
6 | Expert consultancy | yes | no |
Tại Admicro, ngoài việc sở hữu lợi thế về mặt kỹ thuật, chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng để hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.